Chiến lược phát triển
Số lượt xem 31170
Nhà trường quyết tâm thực hiện đồng bộ các hệ thống giải pháp sau:
- Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học kỹ thuật, các cơ sở sản xuất áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
- Số hóa toàn bộ chương trình đào tạo của trường và quản lý;
- Tăng cường hợp tác quốc tế;
- Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
- Tăng cường mua sắm trang thiết bị đào tạo;
- Kiểm định chất lượng và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục để khai thác các nguồn lực cho phát triển nhà trường;
- Đổi mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng nhà trường “kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”
- Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào trong công tác giảng dạy và quản lý.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo thường xuyên và các chương trình bồi dưỡng khác.
- Đưa chương trình văn hóa phổ thông vào nhà trường giảng viên của nhà trường giảng dạy theo quy định.
1. Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; thực hiện liên kết đào tạo quốc tế; áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến.
a. Không ngừng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo
- Khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm.
- Xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng ứng dụng trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao kỹ năng nghề, tăng thời lượng tự nghiên cứu và thực hành, ứng dụng trong phân bổ thời gian giữa các môn lý thuyết, các môđun và các môn ứng dụng của mỗi nghề đào tạo .
- Mời các doanh nghiệp, các chuyên gia theo theo từng lĩnh vực tham gia vào công tác giảng dạy kinh nghiệm thực tiễn và hướng dẫn thực hành, thực tập.
- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, văn hóa nghề và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên dưới nhiều hình thức chính thức khác nhau.
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy kiến thức là chủ yếu sang dạy phương pháp khai thác thông tin, phương pháp nghiên cứu, phương pháp ứng dụng là chủ yếu
- Chuyển đổi mạnh mẽ sang dạy kỹ năng nghề, nâng cao khả năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thực hành là chủ yếu
c. Đào tạo theo môđun để giúp cho người học có thể có được kế hoạch học tập mềm dẻo, linh hoạt.
d. Tăng cường biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo
e. Đẩy mạnh công tác thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng, đảm bảo khách quan công bằng.
f. Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh và theo chương trình, giáo trình tiên tiến hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
a. Xây dựng các định hướng nghiên cứu khoa học xuất phát từ thực tiễn nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý kỹ thuật, phát triển kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
b. Đề xuất và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao với các doanh nghiệp hoặc gắn với đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
c. Tăng cường nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên để bồi dưỡng khả năng sáng tạo về chuyên môn
d. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để giảng viên, sinh viên có dịp trao đổi, học tập các chuyên gia kỹ thuật của các doanh nghiệp....
3. Tăng cường hợp tác quốc tế
a. Tăng cường hợp tác Quốc tế, xúc tiến quảng bá thương hiệu nhà trường và tổ chức triển khai các chương trình liên kết đào tạo
b. Liên kết đào tạo theo hướng liên thông, hoặc trao đổi kinh nghiệm đào tạo với các trường có chất lượng trong và ngoài nước
c. Đẩy mạnh trao đổi học thuật, tổ chức hội thảo và trao đổi giáo viên vớí các trường trong hệ thống dạy nghề.
d. Chú trọng đến nội dung tăng cường năng lực trong hợp tác quốc tế
4. Đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
a. Chuẩn hóa kỹ năng nghề cho đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn kỹ năng nghề của khu vực ASEAN và quốc tế
b. Tăng cường cử cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ, tiếng Anh chuyên ngành ở trong và ngoài nước
c. Chuẩn hóa quy trình tuyển dụng giảng viên, xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài.
d. Mở các lớp tiếng Anh cho giáo viên, cán bộ quản lý và sinh viên với sự tham gia giảng dạy của giáo viên giỏi trong và ngoài nước.
e. Tăng cường mời các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật giỏi trong các ngành kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu, hội thảo, chuyển giao khoa học công nghệ
5. Tăng cường mua sắm trang thiết bị đào tạo
a. Tăng cường trang thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng đầu tư chuẩn 6 nghề được đầu tư trọng điểm đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ ASEAN và quốc tế. Xây dựng các xưởng thực hành, các phòng nghiên cứu với các phần mềm mô phỏng các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và kinh doanh.
b. Xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện tử đủ mạnh.
- Nâng cấp hệ thống internet không dây trong toàn trường.
- Nâng cấp trang web - một nguồn học liệu mở,
- Nối mạng với thư viện quốc gia và các thư viện, các trung tâm thông tin tư liệu của các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trong nước và quốc tế.
6. Kiểm định chất lượng và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội
a. Thực hiện kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề. Xây dựng trường phát triển toàn diện theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng chất lượng cao.
b. Đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm.
c. Coi trọng ý kiến của các chuyên gia đào tạo, các nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước), đánh giá của học sinh, sinh viên, phản hồi của các cựu học sinh, sinh viên và nguyện vọng của công chúng.
7. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, khai thác mọi nguồn lực để phát triển Nhà trường.
a. Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch tài chính hàng năm của nhà trường.
b. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tài chính theo hướng tự chủ tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu chi.
c. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các nguồn thu, trong đó tăng dần tỷ trọng thu ngoài ngân sách.
Các nguồn thu chủ yếu của trường gồm:
- Nguồn vốn Nhà nước cấp
- Tăng các nguồn thu hợp pháp khác của Nhà trường
8. Đổi mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng nhà trường “kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”
a. Không ngừng đổi mới và sáng tạo trong quản lý
b. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ, vai trò chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia quản lý và động viên quần chúng của các tổ chức đoàn thể.
c. Thực hiện dân chủ hoá trường học, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy vai trò trung tâm của học sinh, sinh viên, vai trò làm chủ của học sinh, sinh viên, giảng viên và cán bộ phục vụ đào tạo.
9. Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào trong công tác giảng dạy và quản lý.
a. Sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng thực hiện công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy
b. Trang bị thêm hệ thống phần mềm đồng bộ
c. Số hóa những hồ sơ, tài liệu và quản lý trên hệ thống
d. Sử dụng công nghệ thực hiện các dịch vụ cho người học
10. Đẩy mạnh công tác đào tạo thường xuyên và các chương trình bồi dưỡng khác.
a. Truyền thông hơn công tác tuyển sinh thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau
b. Xây dựng nhiều chương trình bồi dưỡng phù hợp nhu cầu người học
c. Gắn kết các doanh nghiệp để thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng tốt hơn
d. Đưa chương trình văn hóa phổ thông vào nhà trường giảng viên của nhà trường giảng dạy theo quy định.
Ảnh nguồn: www.phunuonline.com